Các nguyên nhân gây nứt tường thường xuất hiện phổ biến tại Việt Nam bởi vì các nhà thầu thường lựa chọn xây những bức tường và vách ngăn được cấu thành từ gạch nung truyền thống. Phương pháp này tuy khá phổ biến và có những ưu điểm riêng song vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm, tiêu biểu nhất ta có thể thấy là hiện tượng “nứt tường do co ngót” sau khi hoàn thiện công trình.
Nguyên nhân nào dẫn đến vết nứt ấy? Vật liệu nào có thể thay thế gạch nung truyền thống trong quá trình xây dựng nhằm giảm thiểu những vết nứt bất ngờ?… Các bạn hãy cùng HASS tìm hiểu bằng cách đọc những thông tin dưới đây nhé!
1. Các nguyên nhân sâu xa gây nên hiện tượng nứt tường:
Hầu hết các nhà phát triển và quản lý dự án đã từng gặp phải sự cố nứt tường. Tuỳ vào những nguyên nhân mà chúng ta sẽ có các biện pháp xử lý khác nhau. Bên cạnh đó, trong quá trình thi công, các nguyên nhân gây nứt tường nhiều hay ít còn phụ thuộc vào vật liệu làm công trình, khí hậu và phương pháp làm việc (bao gồm kỹ năng lao động, việc mở rộng, sa thải cấu trúc trong khu vực). Ở bài viết này, HASS đề cập các nguyên nhân gây nứt tường phổ biến nhất hiện nay.
1.1 Phản ứng hóa học:
Các phản ứng hoá học có thể gây ra các vết nứt nhỏ trên tường, cột và khu vực ẩm ướt bên trong lẫn bên ngoài. Những hiện tượng này xảy ra là do lượng nước dùng để trộn với vữa trát bị ít hơn so với thông thường nên không thể thoát nhiệt. Khi vữa trát khô lại sẽ xảy ra phản ứng hóa học gây nhiệt độ cao dẫn đến một số vết nứt trên tường trát. Những vết nứt này không ảnh hưởng đến độ bền nhưng có thể khiến thẩm mĩ của tòa nhà giảm đi.
Nếu các vết nứt không sâu, chúng có thể được sửa chữa bằng cách sử dụng bột bả (Skimcoat) để kết dính các phần nối và sơn thêm một lần nữa. Loại nứt này có thể xuất phát từ khí hậu nóng làm cho nước bốc hơi chậm hơn phản ứng hóa học trong vữa trát, gây ra các vết nứt thông thường.
1.2. Sự liên kết của tường trát với các vật liệu khác:
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến vết nứt vỡ chính là sự giãn nở và co ngót của các vật liệu nền khác nhau. Điều này xảy ra bởi mỗi vật liệu đều có tỷ lệ liên kết đặc trưng và bức tường bên ngoài tòa nhà luôn có nhiệt độ cao hơn tường bên trong. Chính độ co giãn và co ngót của tường giữa hai bên sẽ phát sinh hiện tượng nứt tường. Những vết nứt nhỏ này có thể xuất phát từ khung cửa sổ hoặc khung cửa theo hướng ngang, dọc và chéo.
1.3. Kết cấu công trình không phù hợp:
“Kết cấu công trình không phù hợp” chính là nguyên nhân cuối cùng HASS đề cập đến. Vết nứt này tuy không diễn ra thường xuyên nhưng trong trường hợp diễn ra do móng, dầm đóng cọc hoặc ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên (thiên tai, đất sập lún…) thì vết nứt sẽ đi sâu vào bên trong tường, làm lộ gạch của cả hai mặt.
Việc khắc phục đòi hỏi kỹ sư kết cấu chuyên ngành phải phân tích và tìm ra nguyên nhân gốc rễ vì vết nứt sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu tải đôi khi là gây ra hiện tượng đổ sập của cả tòa nhà.
2. Giải pháp phòng ngừa nứt tường:
Để đề phòng tình trạng nứt tường, chúng ta cần phải cân nhắc, lựa chọn cẩn thận nguyên vật liệu sao cho phù hợp với công trình đồng thời cần áp dụng các biện pháp đề phòng hiện tượng nứt tường trước khi xảy ra. Sau đây là 3 cách ngăn hiện tượng nứt tường sau xây mà gia chủ có thể tham khảo:
2.1. Khảo sát khu đất trước khi xây:
Về cơ bản, việc hạn chế tình trạng nứt tường cần được nghiên cứu thật cẩn thận. Người thợ phải khảo sát khu đất xây, phần móng cần phải dựng cẩn thận để ngăn ngừa tình trạng sụt lún. Sau khi nghiên cứu thì đưa ra những biện pháp phòng ngừa sao cho phù hợp.

2.2. Đảm bảo đúng kỹ thuật xây dựng:
Trước tiên, thợ cần phải đảm bảo chuẩn kỹ thuật xây tường: thật thẳng, mạch vữa phải no và được miết gọn gàng. Thêm vào đó, cần sử dụng loại xi măng, cát và lựa chọn gạch sao cho chuẩn.
2.3. Sử dụng lưới ghép tường và cột:
Trong số các vết nứt tường thì vết nứt dọc giữa cột bê tông và tường gạch xảy ra phổ biến nhất. Bởi việc kết dính giữa cột bê tông đã khô cùng với tường gạch thường khá kém, nhất là khi thợ làm không chú trọng khu vực này.
Biện pháp mà gia chủ có thể áp dụng là dùng tấm lưới thép ghép cột bê tông cùng tường lại. Như vậy, việc dịch chuyển, co giãn vì nhiệt sẽ bị hạn chế, các vết nứt tường cũng sẽ không xảy ra.
2.4. Sử dụng sơn phủ có hệ số co giãn cao:
Trên thị trường hiện nay, gia chủ có thể lựa chọn loại sơn phủ bề mặt hệ số co giãn lên tới 300%. Sơn có thể dùng cho nội thất đều được.
Ưu điểm nổi bật của loại sơn này là khi sơn khô, bạn có thể kéo giãn sơn rộng ra gấp 3 lần diện tích ban đầu mà không bị nứt, gãy. Sơn có khả năng chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt, kể cả trong mùa mưa dài hoặc nắng gay gắt mà bề mặt không hề bị nứt. Nhược điểm lớn nhất của loại sơn này là giá thành tương đối cao.
2.5. Lựa chọn nguyên liệu xây dựng phù hợp:
Cách tốt nhất để có thể loại bỏ đi các vết nứt tường khó chịu đó chính là lựa chọn các loại nguyên vật liệu xây dựng tiên tiến nhằm có được một chất lượng công trình là tốt nhất.
Vậy vật liệu nào có thể thay thế gạch nung truyền thống trong quá trình xây dựng để giảm thiểu, hạn chế tối đa vết nứt để bảo vệ chất lượng và thẩm mỹ kiến trúc ? Hãy tiếp tục cùng HASS so sánh để có một cách nhìn tổng quan và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất nhé.
3. So sánh trên từng loại vật liệu:
3.1. Gạch nung truyền thống:
Gạch tuynel đất sét nung thường có khả năng bị nứt và co ngót rất cao do thể tích của viên gạch thường khá nhỏ. Vì vậy bức tường sẽ có nhiều khe kết nối giữa các viên gạch. Điều này làm cho tỷ lệ hút nước của bức tường rất cao.
Để khắc phục tình trạng này người thợ sẽ làm cho lớp vữa trát dày lên, song phải tốn khá nhiều nguyên vật liệu trên mỗi bức tường. Bên cạnh đó, thợ thi công cũng cần trát tường bằng vữa để tạo độ dày vừa phải làm cho tường đứng thẳng. Trong quá trình thực hiện, chất lượng truyền nhiệt của vữa không tốt đôi khi dẫn đến khả năng nứt tường do co ngót cao hơn.
3.2. Gạch AAC:
Gạch AAC được làm từ bê tông nhẹ đã trải qua quá trình chưng áp nên khả năng bị nứt do hiện tượng co ngót được giảm thiểu một cách đáng kể. Gạch AAC có đặc trưng nổi bật so với các gạch thông thường ở đặc điểm hấp thụ ít nước hơn từ vữa trát và quá trình cách nhiệt tốt hơn đáng kể gạch nung đỏ lên đến 7 lần.
Ngoài ra, kích thước giữa AAC Block với gạch đất sét cũng có sự khác biệt. Gạch AAC có kích thước lớn hơn gạch đất sét nên để xây dựng, số lượng gạch được giảm thiểu, tiết kiệm chi phí đồng thời giảm số lượng mối nối, bức tường cũng trở nên vững chắc hơn.
3.3. Tấm panel ALC HASS :
Có cùng chất liệu với khối gạch AAC nhưng tấm tường panel ALC có kích thước lớn hơn và yêu cầu ít mối nối hơn so với một bức tường cấu tạo bằng gạch AAC. Nhờ khớp nối ít nên những bức tường xây bằng tấm panel ALC có phần vững chãi và khả năng bị đổ cũng ít hơn so với thông thường. Việc trát tường cũng trở nên đơn giản hơn và đỡ tốn kém khi độ dày phù hợp chỉ từ 3-5 mm. Việc truyền nhiệt sẽ tốt khi vữa đông kết, giảm có cơ hội nứt tường do co ngót. Tấm panel ALC HASS là vật liệu ốp tường thế hệ mới giúp cho công trình của bạn tiết kiệm tổng chi phí hơn, thi công nhanh hơn 4 lần so với AAC Block và 7 lần so với gạch nung truyền thống.
Ngoài ra, một ưu điểm vượt trội nữa đó là giảm nguy cơ nứt tường do co ngót ở mức tuyệt đối nhờ khả năng cách nhiệt ưu việt và ít các mối nối trên mỗi một mét vuông tường. Hiện nay trong ngành xây dựng hiện đại, panel ALC hiện là biện pháp xây dựng hiệu quả và tối ưu nhất nhờ phương pháp lắp ghép. Việc sử dụng các tấm panel ngày càng quan trọng đồng thời được dự đoán là yếu tố không thể thiếu trong những dự án cần thời gian thi công nhanh chóng, chất lượng và giảm thiểu tối đa các nguyên nhân gây nứt tường.
4. Về sản phẩm HASS WALL của chúng tôi:
Hiện nay các sản phẩm tấm panel của HASS rất được ưa chuộng và sử dụng nhiều trong xây dựng hiện đại. Không chỉ bền bỉ, những tấm tường HASS WALL còn chống ồn, cách nhiệt, chống nóng, chống rung lắc, dịch chuyển, giảm cường độ va đập, hiệu quả hơn mọi vật liệu xây dựng khác.
Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ ngay với HASS:
—————————————-
Hotline: 0931.532.456
Website: https://hass.vn/san-pham/hass-wall
Nhà máy: Thạnh Phước, Tân Uyên, Bình Dương