6 loại vật liệu xanh được sử dụng trong xây dựng phổ biến nhất
1. Vật liệu xanh – chiếc chìa khóa dành cho tương lai:
Vật liệu xanh được sử dụng trong xây dựng là vật liệu thân thiện với môi trường, con người đã xem xét các ảnh hưởng của những vật liệu này trong vòng đời của nó.
Những lợi ích mang lại từ công nghệ vật liệu xanh được sử dụng trong xây dựng là:
- Không gây hại cho người sử dụng
- Thân thiện với môi trường
- Có khả năng tái chế
- Tiết kiệm tài nguyên
- Thời gian sử dụng lâu dài
Những tiêu chí mà vật liệu xanh cần đáp ứng giúp giảm năng lượng trong quá trình sản xuất và tiết kiệm được năng lượng tiêu thụ khi sử dụng. Vật liệu xanh sẽ ưu việt hơn các vật liệu cũ nhờ khả năng bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên và chi phí sử dụng thấp.
Có nhiều loại vật liệu xanh bền vững, nhưng phổ biến nhất chính là các loại vật liệu không nung. Được sản xuất từ các nguyên liệu từ phế thải công nghiệp tái sử dụng.
Hiện các loại vật liệu không nung đang là xu hướng mới và được các chủ đầu tư tin dùng, mang lại nét kiến trúc hiện đại và thân thiện với môi trường. Với thời gian sử dụng về lâu dài thì vật liệu xanh sẽ giúp bạn giảm được hóa đơn tiền điện đi đáng kể cùng với giảm tần suất bảo trì, tiết kiệm tài chính chưa bao giờ là hiệu quả như thế .
Với những ưu điểm trên thì đây chính là lựa chọn dành cho tương lai.
HASS sẽ điểm danh các loại vật liệu xanh thân thiện với môi trường hiện nay:
2. 6 loại vật liệu xanh được sử dụng trong xây dựng:
2.1 Gạch không nung
Gạch không nung là vật liệu xanh thân thiện với môi trường đang khá phổ biến. Tại Việt Nam, vật liệu này chiếm tỷ trọng sử dụng lớn lên tới 20% so với tổng các vật liệu trên thị trường và được cho là sẽ phát triển mạnh vì độ bền cao, giá thành dễ chịu và vô cùng thân thiện với môi trường.
Chi phí hơi cao hơn gạch truyền thống nhưng khi đầu tư lâu dài thì nó mang lại nhiều giá trị sử dụng hơn như có thể cách âm, cách nhiệt, chống cháy, thời gian thi công ngắn qua đó giảm được chi phí. Nhờ quá trình sản xuất không nung nên rất thân thiện với môi trường.
2.2 Xốp cách nhiệt XPS
Với nguyên liệu đến từ chất dẻo PS nên xốp cách nhiệt XPS có ưu điểm chịu nhiệt và chống va đập và không bị thấm nước, độ bền cao. Trọng lượng khá nhẹ và dễ dàng mang vác.
Xốp cách nhiệt XPS có nhiều ưu điểm hơn các loại vật liệu khác nhờ không độc hại, chống mốc có thể tái chế dễ dàng. Ngoài ra, xốp cách nhiệt XPS còn giúp cách âm bên ngoài khá tốt
2.3 Gỗ ốp tường xanh
Gỗ ốp tường xanh là một vật liệu xanh nội thất không sử dụng gỗ tự nhiên mà được tận dụng từ nguồn gỗ tái chế. Thông thường gỗ ốp tường xanh được sản xuất ép bằng áp suất hơi nước, ép từ vụn gỗ của các nhánh cây tận thu, chỉ có 3% là chất kết dính không hóa chất, vì vậy đây là loại vật liệu không độc hại.
Gỗ ốp tường xanh được dùng làm vách ngăn hoặc tường chắn, dùng được trong nhà và ngoài trời, có độ bền cao do chịu được tác động ngoài trời, chống cháy, không bị mọt.
2.4 Bê tông khí chưng áp
Thị trường vật liệu xây dựng xanh xuất hiện loại bê tông nhẹ hay còn được gọi là bê tông khí chưng áp. Sản phẩm được áp dụng công nghệ chưng áp khí, không nung. Loại bê tông này sẽ được làm thành gạch khối, tấm sàn mái, tấm tường tùy vào mục đích sử dụng.
Nguyên liệu chính bao gồm cát, nước, vôi, xi măng qua công nghệ trộn với bột nhôm, phụ gia đổ vào khuôn. Nhờ quá trình phản ứng lý hoá tạo sự giãn nở thành những lỗ bong bóng bên trong nên sản phẩm có độ rỗng cao. Sau cùng bê tông sẽ được hấp chưng áp với nhiệt độ và áp suất cao.
Ưu điểm sản phẩm là trọng lượng nhẹ hơn một nửa so với gạch đất sét nung, qua đó sẽ tiết kiệm được chi phí nền móng. Theo nhà sản xuất cho biết, do cấu trúc và thành phần bê tông nhẹ nên có khả năng cách nhiệt, có thể giảm khoảng hơn 1/4 điện năng tiêu thụ do máy điều hòa. Có khả năng cách âm tốt hơn gấp đôi khi so sánh với vật liệu gạch truyền thống, chống cháy lên đến bốn giờ. Gạch không cần quá nhiều vữa trát tường nên chi phí sẽ được tiết kiệm thêm.
Bê tông nhẹ là sản phẩm của tương lai vì giảm được chất thải CO2 nhờ quá trình sản xuất không nung nên không gây ảnh hưởng môi trường.
2.5 Tấm lợp sinh thái
Tấm lợp sinh thái (Ecological Roofing Sheet) hay còn được gọi là ngói sinh thái là loại vật liệu lợp có trọng lượng cực nhẹ, sử dụng được cho nhiều loại công trình và thân thiện với môi trường. Loại vật liệu này có đa dạng các thiết kế khác nhau nhờ đó mà linh hoạt với rất nhiều màu sắc tùy chọn.
Tấm lợp sinh thái có tính linh hoạt dẻo dai, trọng lượng nhẹ, kiểu dáng và màu sắc, không bị bào mòn do hóa chất, muối biển, kiềm, an toàn cho sức khỏe, cách âm, cách nhiệt tốt, giảm tiếng ồn từ bên ngoài, không cháy, thấm nước, chống va đập.
2.6 Sơn sinh thái
Sơn sinh thái là một loại sơn sử dụng nguồn nguyên liệu với sự thân thiện môi trường nhằm tạo ra các sản phẩm sơn không mùi, sơn có mùi khá nhẹ và tự nhiên và hạn chế tối đa vấn đề mùi khó chịu.
Sơn sinh thái có độ bền đến 25 năm, không bị ẩm mốc hay nứt, trong khi các sơn thông thường chỉ vài năm sẽ có tình trạng xuống cấp, mất thêm chi phí sơn lại.
Xét về lâu dài, sơn có những ưu điểm vô cùng nổi trội.
Bài viết cùng chủ đề:
-
Giải pháp chống cháy công trình, đạt chuẩn QC06:2022/BXD
-
Giải pháp chống nóng, tiết kiệm năng lượng cho công trình xây dựng với gạch AAC và tấm ALC
-
Case study: Giải Pháp Chống Cháy Toàn Diện Cho Các Nhà Máy Với Tấm Bê Tông Nhẹ ALC
-
Tấm bê tông nhẹ ALC: Giải Pháp Xây Dựng Hiệu Quả và Tiết Kiệm
-
Hành trình đạt Net Zero của gạch AAC
-
Gạch bê tông nhẹ AAC & cuộc cách mạng xanh
-
4 ưu điểm làm hàng rào của bê tông khí chưng áp
-
3 Loại Sàn Nhà Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
Tác hại tiếng ồn đến trẻ và biện pháp khắc phục.
-
Xu hướng trường học xây dựng theo tiêu chuẩn công trình xanh
-
Làm mát phòng ngủ mùa hè mà không cần điều hòa
-
HASS LAB: Bê tông khí chưng áp treo đồ được không?